Cây hoa ngũ sắc nhiều màu
Hoa ngũ sắc
1. Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc:
Cây hoa ngũ sắc có tên gọi khác: Cây hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho, cây mã anh đơn, cây trâm hôi, nhà khí mu (dân tộc Tày), cây trâm anh.
Tên gọi khoa học: Lantana camara L
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Ngũ sắc thuộc dòng cây thân gỗ, cây trồng lâu năm cao 1-2m.
Thân cây hình vuông, bề mặt có phủ nhiều lông nháp, kèm theo đó còn có cả gai mọc quặp xuống dưới. Thân cây có mùi hăng đặc biệt. Các cành vườn dài chia thành nhiều nhánh. Lá xanh mọc đối xứng, đầu nhọn có mép răng cưa.
Hoa cây ngũ sắc mọc thành cụm ở đầu cách hoặc các nách lá. Hoa có nhiều màu như màu vàng, trắng, đỏ, tím nhạt, hồng.
Quả ra vào tháng 4 – tháng 9. Nó có dạng quả bạch hình cầu. Quả chín sẽ có màu đen. Bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt có vỏ cứng, bên ngoài hình dáng xù xì.
Bán bầu cây hoa ngũ sắc.
Cây hoa ngũ sắc màu đỏ.
2. Ứng dụng của cây hoa ngũ sắc.
Hoa ngũ sắc được dùng để trồng viền, trang trí hàng rào. Vì đặc tính bền, sai hoa nên hoa trâm ổi được ứng dụng nhiều trong trang trí tiểu cảnh sân vườn.
Các bộ phận của cây hoa trâm ôi đều có tác dụng.
Rễ cây có tác dụng giải nhiệt, giảm sốt, khu phong, trừ thấp, tiêu thũng. Chủ trị bệnh phong thấp, quai bị, sốt cao kéo dài, chấn thương. Lá cây bông ổi có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu. Chủ trị vết thương chảy máu, viêm da, chàm, ghẻ lở, thấp khớp… Hoa giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi…
Nhận xét
Đăng nhận xét